Xử lý khi gặp lỗi đèn cá vàng, check engine

Nếu một ngày chúng ta khởi động xe và thấy lỗi check engine, đèn cá vàng sáng, có thể xe có vấn đề nghiêm trọng, hoặc chả có vấn đề gì to tát cả.
Xử lý khi gặp lỗi đèn cá vàng, check engine

Những bộ cảm biến được bố trí trên xe nhằm mục đích truyền những thông tin cần thiết cho máy tính của xe (còn gọi là ECU) nhằm điều chỉnh các thông số hoạt động khi cần thiết. Nếu quá trình này không thực hiện được, vì một số lý do nào đó đèn Check Engine sẽ nổi sáng để kịp thời báo hiệu cho người sử dụng. 

Chúng ta sẽ không cần phải quan tâm nhiều nếu:

  • Máy vẫn nổ êm và đều.
  • Không có những tiếng khua bất thường.
  • Không thải khói đen.
  • Không có mùi hôi, khét.
  • Mức tiêu thụ nhiên liệu không đột ngột gia tăng.

Những việc chúng ta cần kiểm tra ngay khi thấy đèn cá vàng sáng

  • Kiểm nắp đậy thùng xăng đã chặt chưa.
  • Kiểm tra nắp châm nhớt máy phía trên động cơ có lỏng không.
  • Kiểm tra thước đo mực nhớt máy có kín không.

Nếu đèn Check Engine đã nổi sáng vì một trong những lý do trên thì đèn sẽ tự động tắt đi sau đó vài ngày. 

Khi có những dấu hiệu sau thì có lẽ nên mang xe ra Gara để kiểm tra

  • Động cơ có tiếng khua, gõ liên tục.
  • Ra khói đen.
  • Công suất giảm nhanh.
  • Mức tiêu thụ nhiên liệu đột ngột gia tăng.
  • Không khởi động được.

Một số nguyên nhân đèn Check Engine sáng phổ biến

Bộ cảm biến Oxy

Tỷ lệ hòa khí (không khí và xăng) lý tưởng tính theo trọng lượng cho động cơ là 14.7:1. Với tỷ lệ này hỗn hợp không khí và xăng sẽ được đốt cháy gần như hoàn toàn khi bugi nẹt lửa để tạo ra công suất tối đa và và khí cháy sẽ không chứa quá nhiều hóa chất gây ô nhiễm môi trường. Nếu vì một lý do nào đó lưu lượng không khí trở nên ít hơn qui định hay hòa khí dư xăng (rich mixture), lượng xăng dư thừa (CxHy) sẽ bị thải ra môi trường tạo nên ô nhiễm. Trường hợp ngược lại hay hòa khí thiếu xăng, hỗn hợp cháy sẽ tạo nên một hàm lượng nitrogen-oxide (NOx) trong khí cháy nhiều hơn mức độ cho phép, hóa chất này cũng gây ô nhiễm cho môi trường. Không những thế động cơ còn bị giảm công suất, mức tiêu thụ nhiên liệu tăng và gặp trở ngại mỗi khi tăng hay giảm tốc.

Những bộ cảm biến oxy bố trí trên đường ống thoát khí cháy của động cơ trong trường hợp này sẽ cung cấp thông tin về lương oxy tồn tại (dư hoặc thiếu) trong khí cháy cho ECU để máy tính của xe có thể kịp thời điều chỉnh thời lượng phun xăng cho động cơ.

car-oxygen-sensor.jpeg

Tùy theo loại xe, chi phí dự trù cho việc thay thế một bộ cảm biến oxy sẽ khác nhau

Nắp đậy thùng xăng

Nắp đập thùng xăng được thiết kế để có thể duy trì một áp suất nhất định phía trên mặt thoáng của xăng nhằm bảo đảm cho dòng xăng có thể di chuyển trong đường ống dẫn khi cần thiết và hơi xăng không thoát ra bên ngoài để có thể gây ô nhiễm môi trường. Một lúc nào đó nắp đậy này có thể không được vặn chặt hay bị hỏng, bộ cảm biến áp suất thùng xăng sẽ khiến cho đèn Check Engine nổi sáng.

Hộp chứa than hoạt tính có nhiệm vụ lưu giữ hơi xăng tích lũy bên trong thùng chứa và hộp chứa nắp thoát hơi xăng có nhiệm vụ đưa lượng hơi xăng này vào ống góp hút để đốt bên trong buồng đốt của động cơ nhằm tránh tạo ra mùi hôi bên trong xe và gây ô nhiễm cho môi trường. Khi hộp chứa than hoạt tính được sử dụng đến mức bão hòa hay nắp thoát hơi xăng không mở hoặc không đóng kín, bên trong xe thường có mùi xăng và đèn Check Engine cũng sẽ nổi sáng.

nap-day-thung-xang.webp

Bình lọc khí thải

Bình lọc khí thải có công dụng biến đổi carbon monoxide (CO) và những hóa chất độc hại khác để không gây ô nhiễm. Sau khoảng 250,000 Km, bình lọc này thường bị nghẹt một phần khiến cho khả năng tăng tốc của xe bị giảm. Ngoài ra phần lớn chất xúc tác của bộ lọc khí thải bị phân hủy làm tăng hàm lượng các độc chất thải đi vào không khí.

binh loc khi thai.webp

Bộ phận bình lọc khí thải

Bộ cảm biến lưu lượng không khí

Bộ cảm biến lưu lượng không khí thường được bố trí ngay trên đường ống dẫn không khí từ lọc gió đến bộ phận điều khiển bướm ga.

Do mật độ của không khí thay đổi theo áp suất (độ cao so với mực nước biển) và nhiệt độ môi trường, cảm biến loại này có công dụng thâu nhận và truyền tải những dữ kiện liên quan đến lương không khí nạp để ECU có thể điều chỉnh khoảng thời gian cung cấp nhiên liệu (mở kim phun) thích hợp với tình trạng làm việc của động cơ.

mass airflow sensor.jpeg

Bộ phận cảm biến lưu lượng khí

Khi cảm biến lưu lượng khí nạp bị hỏng, thường do lắp ráp không đúng hoặc không thay thế bộ lọc gió đã quá bẩn. trong trường hợp này động cơ sẽ không tăng tốc ổn định, công suất giảm và mức tiêu hao nhiên liệu sẽ có khuynh hướng gia tăng.

Bugi hay các dây dẫn điện đến bugi

Các bugi có nhiệm vụ đậy kín buồng đốt của động cơ vừa tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hòa khí vào cuối thì nén. Nếu bugi không được vặn chặt hay có tia lửa yếu do đóng than hay dây dẫn điện không tốt, hòa khí sẽ không được đốt cháy trọn vẹn làm mất công suất, hao tốn nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.

Có thể dùng máy đọc lỗi để tạm thời làm tắt đi đèn Check Engine cho đỡ khó chịu nhưng phương cách này không sửa chữa được những hư hỏng và xe cũng sẽ không vượt qua được kiểm tra kỹ thuật định kỳ. Nhiều trường hợp gặp mã lỗi do máy dò được lại liên quan đến một số bộ phận có kết nối với nhau như hộp chứa than hoạt tính và hộp chứa nắp thoát hơi xăng... Nếu không có sẵn những bộ phận rời để thử lần lượt thay thế, cần có kinh nghiệm để xác định đúng bộ phận nào đang có vấn đề, nếu không đèn Check Engine vẫn sẽ "tiếp tục nổi sáng".

bugi-o-to-la-gi.webp

Kiểm tra bugi
Chia sẻ