Phân loại và cấu tạo lốp xe, cách đọc thông số lốp

Thiết kế của lốp xe phức tạp hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, nó là cả quá trình thiết kế nhằm giảm trọng lượng, tăng sức mạnh, vật liệu chế tạo đa dạng.
Phân loại và cấu tạo lốp xe, cách đọc thông số lốp

Trong nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu cấu tạo của lốp xe ô tô như thế nào? Mục đích của gai lốp xe là gì? Loại gai lốp phổ biến trên xe du lịch? 

Khái quát về lốp xe​

Lốp xe là bộ phận kết nối xe với mặt đường, nó là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến an toàn và sự thoải mái của người ngồi trên xe. Nhiệm vụ chính của nó là cung cấp lực kéo trên đường bất kể địa hình (lồi, lõm,…)
Các thành phần cơ bản trong sản xuất lốp xe: Cao su tự nhiên, thép, chất ny-lon, sợi bán tổng hợp, sợi kevlar, lưu huỳnh, dầu, cacbon, cao su tổng hợp,… Tỷ lệ các thành phần này tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

Phân loại các lốp theo kiểu sắp xếp các lớp bố của lốp xe​

Lốp bố chéo ​

Các lớp bố sẽ được đặt chéo nối từ tanh lốp bên này đến tanh lốp bên kia. Góc đặt chéo thường là từ 30-40o. Loại này có hông lốp rất cứng, độ uốn cong nhỏ do sự giằng chéo của các lớp bố. Kiểu bố trí này thường dành cho loại lốp có săm.

lốp bố chéo.png

Lốp bố chéo

Lốp bố dọc​

Lớp bố đặt bên dưới gai lốp, chạy dọc theo chu vi của bánh xe. Lớp này không giãn nở khi chịu áp suất của lốp. Nó cứng nhưng vẫn đảm bảo hông lốp hoạt động linh hoạt.

lốp bố dọc.png

Lốp bố dọc

Bố lốp xuyên tâm(lốp bố tròn)​

Được sử dụng phổ biến trên các dòng xe du lịch hiện nay, các bố lốp chạy vuông góc với đường tâm lốp nối từ tanh lốp này sang tanh lốp kia.

lốp bố xuyên tâm.png

Lốp bố xuyên tâm

Cấu tạo lốp xe​

Cấu tạo lốp xe du lịch hiện nay được chia làm 5 lớp, làm cho lốp xe bền và ổn định. Các lớp này ban đầu được làm bằng sợi tự nhiên, hiện nay các lớp này được làm bằng chất ny-lon, sợi bán tổng hợp và một số thành phần khác.

các lớp lốp xe.png

Các lớp của lốp xe

Tính từ trong ra ngoài, ta có lớp lót bên trong: Bao phủ toàn bộ bên trong lốp giúp bịt kín không khí, được làm từ hợp chất butyl. Lớp lót này thường có những đường nổi, hoặc lõm nhằm cung cấp thêm độ bền cho nó.

lớp lót lốp.png

Lớp lót trong giúp bịt kín không khí
  • Lớp bố thép tạo nên phần thân chính của lốp. Chúng phải đủ bền để được lực do áp suất bên trong lốp xe gây nên, cung cấp liên kết giữa bánh xe với gai lốp và phải linh hoạt để hấp thu lực từ mặt đường.  
  • Lớp gia cố: Tăng cường độ ổn định, khả năng chịu lực cho lốp, quyết định hình dạng lốp, giảm lực cản lăn, và được làm bằng thép cường độ cao.  
  • Lớp nylon: Lớp này được nhúng vào cao su, tăng độ cứng và độ ổn định khi xe chạy tốc độ cao.  
  • Gai lốp: Là lớp ngoài cùng, tiếp xúc trực tiếp với mặt đường.  
  • Tanh lốp là một trong số các bộ phận quan trọng của lốp xe, nó giữ cho lốp không bị tuột khỏi vành, và truyền lực hiệu quả từ nó đến thân lốp. Để đảm báo lốp xe không bị tuột khi áp suất lốp thấp hay chịu tác động lớn từ bên ngoài, mâm bánh xe được thiết kế thêm cái rãnh để cố định lốp khi lắp vào.

rãnh kháo lốp.png

Rãnh khóa lốp

Tanh lốp được tạo bởi các sợi thép được bảo vệ bởi các lớp cao su xung quanh nó. Nên phần này rất cứng và độ linh hoạt kém.  

tanh lốp.png

Tanh lốp

Hông lốp được thiết kế để bảo vệ các lớp bên trong lốp khỏi các tác động bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo độ linh hoạt. Hông lốp thường mỏng hơn mặt lốp.  

tác động bên ngoài đến lốp.png

Tác động từ bên ngoài lên lốp xe​

Thiết kế gai lốp

Thiết kế gai lốp là phần quan trọng nhất trong cấu trúc lốp xe. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể lốp xe. Một trong những vai trò của lốp là phân tán nước giúp ổn định hướng lái trên đường ướt. Có 2 kiểu thiết kế giúp phân tán nước:

  • Loại có khoảng cách gai xa nhau (Open tread pattern): Có khả năng phân tán nhiều nước hơn nhưng vùng tiếp xúc với mặt đường ít, cho nên tuổi thọ lốp ngắn. Khả năng tự làm sạch tốt nhưng ồn và lực cản lăn ở tốc độ thấp lớn.
  • Loại có khoảng cách gai gần nhau (Close tread pattern): Phân tán nước kém hơn nhưng vùng tiếp xúc với mặt đường nhiều, cho nên tuổi thọ lốp dài. Khả năng tự làm sạch kém hơn.

so sanh gai lop.png

So sánh hai kiểu thiết kế gai lốp​

Các nhà sản xuất lốp còn cắt thêm các rãnh nhỏ vào các gai lốp, làm phá vỡ sức căng bề mặt nước giúp cải thiện độ bám trên đường ướt, giảm tiếng ồn.

lốp cắt rãnh nhỏ.png

Các lốp được cắt các rãnh nhỏ​

Với sự phát triển mạnh mẽ về hiệu suất động cơ thì độ ổn định khi ở tốc độ cao được quan tâm rất nhiều. Các nhà sản xuất lốp đã thiết kế lốp với gai chạy dọc ở chính giữa cứng chắc hơn để cung cấp cho xe độ ổn định hướng cao hơn.

lốp có gai chạy dọc.png

Lốp có phần gai chạy dọc ở giữa tăng độ ổn định hướng​

Lốp xe nên được bơm căng theo thông số nhà sản xuất khuyến nghị. Bảng thông số áp suất lốp khuyến cáo được dán ở bên cạnh ghế tài xế. Bởi vì, áp suất lốp chính xác sẽ giữ cho lốp ở đúng hình dạng của nó, lốp sẽ tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường. Áp suất không đủ sẽ làm mòn 2 vai lốp, áp suất dư thì mòn giữa lốp, cả hai trường hợp đều làm giảm diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường, tăng quãng đường phanh, gây khó chịu cho người ngồi trên xe và làm giảm tuổi thọ của lốp.

Các kiểu gai lốp​

Gai lốp bảo vệ cấu trúc của lốp; tăng sức mạnh cho lốp; phân tán nước; hỗ trợ hệ thống phanh, hệ thống lái; tạo độ bám giữa lốp và mặt đường. Các nhà sản xuất luôn giữ kín các hợp chất mà họ sử dụng, nhưng có hai đặc tính cơ bản: Lốp mềm thì ưu điểm trong cung cấp lực kéo, ổn định giúp người lái kiểm soát xe tốt, nhưng dễ mòn. Lốp cứng thì ngược lại. Có 4 kiểu gai lốp chính:

Dạng định hướng(Directional)​

Loại này có các gai lốp hình chữ V, với các rãnh lớn giúp tăng khả năng điều khiển trên đường ướt. Thích hợp cho các xe chạy tốc độ cao. Khi lắp phải lắp đúng chiều quay của bánh xe, hông lốp cũng ghi chú chiều quay của nó.

lốp dạng định hướng.jpeg

Lốp xe có gai dạng định hướng​

Bất đối xứng(Asymmetrical)​

Là kiểu phổ biến hiện nay, nó là kết hợp của nhiều loại gai lốp để tạo độ bám lớn nhất trên cả đường ướt và khô. Mặt trong lốp thì thiết kế để chạy đường ướt hoặc mùa đông, còn mặt ngoài lốp được thiết kế để tăng độ bám đường trên đường khô. Khi lắp đặt, cần lắp đúng mặt trong, mặt ngoài của lốp. Trên lốp cũng có kí hiệu mặt ngoài để dễ dàng lắp.

gai lốp bất đối xứng.jpeg

Lốp xe có gai dạng bất đối xứng

ký hiệu mặt ngoài.png

Kí hiệu mặt ngoài lốp

Đối xứng(Symmetrical)​

Đây là kiểu phổ biến nhất hiện nay trên các dòng xe du lịch, lốp có hình dạng gai lốp giống nhau nên có thể lắp vào vành xe mà không cần chú ý hướng di chuyển của xe.

lốp xe đối xứng.png

Lốp xe dạng đối xứng​

Định hướng bất đối xứng(Directional Asymmetrical)​

lốp định hướng bất đối xứng.png

Lốp xe có gai dạng định hướng bất đối xứng​

Là loại tốt nhất giữa các loại gai lốp trên. Nó vừa có đặc điểm kiểu chữ V(loại gai định hướng), vừa có độ bám đường tốt trên đường khô(Loại bất đối xứng).

Thông số lốp xe​

Ta có thông số lốp là 225/45R17, vậy mỗi con số có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta hay tìm hiểu ngay sau đây nhé.

kích thước.png

Thông số lốp​
  • Số đầu tiên(ví dụ như 225 ở lốp trên): Là chiều rộng của lốp (khoảng cách giữa 2 thành lốp), tính bằng đơn vị mm.​
  • Số thứ hai (Số 45 ở hình trên): Là tỷ số giữa độ cao thành lốp và chiều rộng lốp. Tỷ số này có giá trị từ 20% đến 90%​
  • Ký tự chữ (Như trên hình là R): Là cấu trúc của lốp (R là loại lốp có cấu trúc xuyên tâm-Radial).
  • Số cuối cùng (như hình trên là 17): Là đường kính của vành bánh xe, tính bằng inch.
  • Khả năng chịu tải của lốp( ví dụ 94W): Sẽ chịu được 670kg trên mỗi lốp. W là thể hiện tốc độ chạy tối đa của lốp trong điều kiện bình thường.

thong so ap suat tren lop.jpeg

Trên hông lốp cũng ghi áp suất lốp tối đa.

thông số lốp.png

Tổng hợp thông số lốp phổ biến

Thông số lốp xe​ chi tiết

suc-chua-toi-da.png

Sức chịu tải tối đa của lốp

toc do toi da.png

Tốc độ tối ta cho phép của lốp

Khi nào nên thay lốp ô tô

Thông thường có vài cách để biết khi nào thì nên thay lốp xe: 

  • Dựa trên tuổi thọ lốp xe: Kiểm tra ngày hết hạn của lốp ô tô sẽ giúp bạn biết được tuổi thọ còn lại của lốp. Nhìn chung, bạn chỉ nên sử dụng lốp trong khoảng 5-6 năm. Quãng đường di chuyển rơi vào khoảng 40.000km-50.000km là có thể kiểm tra thay lốp.
  • Dựa trên sự ăn mòn gai lốp: Theo tiêu chuẩn, độ sâu rãnh lốp từ 1,6 mm trở lên cho phép xe đạt giới hạn an toàn sử dụng. Đối với những phương tiện di chuyển nhiều và thường xuyên thực hiện phanh gấp… chủ xe cần lưu ý kiểm tra hàng ngày. Nếu rãnh hoa lốp dưới 1,6mm, chủ xe nên nhanh chóng thay mới để tránh rủi ro khi di chuyển.
  • Dựa trên hao mòn cấu trúc: Đó là bởi vì cao su sẽ hao mòn theo thời gian do điều kiện môi trường. Vì vậy, bề mặt lốp xe trông vẫn còn tốt nhưng bên trong có thể đã có những thiệt hại về cấu trúc, ví dụ như nứt gãy..

đo độ dày lốp.jpeg

Dùng đồng xu để tính độ ăn mòn của lốp xe

Cách tính tuổi thọ lốp xe

Việc quan sát độ bề mặt lốp, xem gai độ mòn gai lốp đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm an toàn. Những người đi mua xe cũ cũng có thể tính quãng đường xe sử dụng dựa trên độ ăn mòn lốp.

Dựa trên thời gian sử dụng và độ ăn mòn của lốp, người xem xe cũ có thể nhận biết được quãng đường đi chính xác hơn hơn so với xem vòng tua, vì việc tua công tơ mét xe là việc rất đơn giản.

cach-tinh-tuoi-cua-lop-xe-o-to.webp

Ngày sản xuất của lốp xe thường ở dưới dạng 1 dãy số và ký tự tuần/năm được ghi chú rõ trên mặt bên cạnh của lốp. Bạn hãy kiểm tra bằng cách:

Tìm trên thành lốp theo chiều kim đồng hồ chữ DOT, từ chữ DOT tiếp tục rà theo chiều kim đồng hồ qua phía bên phải sẽ thấy một dãy gồm 10 - 12 số và ký tự

  • Kế sau đó chính là dãy 4 số mà ta cần tìm, 4 số này đi chung với nhau và được đóng vào khung, 2 số đầu tiên cho biết tuần sản xuất và 2 số tiếp theo là năm sản xuất
  • Ví dụ cụ thể với con số 2118 - Lốp xe được sản xuất vào tuần thứ 21 của năm 2018

Lưu ý: Chỉ áp dụng cho loại lốp sản xuất sau năm 2000.

Với các thông số này chúng ta có thể tính được xe đã thay lốp bao nhiêu lần so với thời gian sản xuất xe, đã qua bao nhiêu lần thay lốp, từ đó ước lượng được quãng đường mà xe đã chạy. Tất nhiên, đây là một trong những biện pháp tính toán để tổng hợp thông tin khác nhau để biết tình trạng xe.

Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm