Lịch sử Suzuki Motor
Kế thừa ý chí của người đàn anh đi trước (Sakichi Toyoda – “Ông tổ của hãng xe Toyota Nhật Bản“) khi nhận thấy đất nước mình tại sao lại không thể tự sản xuất được xe ô tô như Mỹ mà phải nhập về số lượng lớn xe Ford mỗi năm ở 30 năm đầu thế kỷ 20. Michio Suzuki với lòng tự tôn dân tộc cao cũng đã chuyển hướng sang nghiên cứu ô tô cỡ nhỏ Kei Car giống như Sakichi Toyoda.
Michio Suzuki (1887-1982) – Người tạo dựng nên lịch sử Suzuki Motor
Trải qua cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và những biến cố gian khó cùng gia đình, Michio Suzuki đã gạt bỏ hết tất cả, tập trung nghiên cứu ra chiếc ô tô cỡ nhỏ mang tính biểu tượng riêng của người Nhật. Bước đệm thành công vang dội, kế tiếp ông Michio Suzuki cùng công ty đã tiếp phát triển thêm các sản phẩm khác như xe máy, xe trượt tuyết, máy tàu, xe tải,… Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất vẫn chính là xe máy. Ngày nay, Suzuki là một trong bốn hãng sản xuất xe máy lớn thứ tư thế giới, Ấn Độ là quốc gia thiêu thụ xe máy Suzuki đứng đầu.
Bên cạnh đó, Suzuki cũng đạt được nhiều thành công với các mẫu xe hơi hiện đại, bắt kịp xu hướng công nghệ. Tuy nhiên ở mảng ô tô, Suzuki chưa thật sự phát triển mạnh như những hãng xe nội địa khác như Toyota, Mitsubishi hay Honda, Mazda,…
Bức tượng Michio Suzuki trong bảo tàng Suzuki tại Nhật bản
Câu chuyện của Michio Suzuki và hãng Suzuki chưa dừng lại đơn giản như những lời kể trên. Khởi nghiệp của người thành công luôn là câu chuyện mà bất cứ ai cũng muốn tìm hiểu.
Lịch sử Suzuki Motor qua từng thời kỳ (1909 – 2018)
Năm 1909 – Xưởng máy dệt Suzuki ra đời
Michio Suzuki, người sáng lập Suzuki, đã được sinh ra trong một trang trại tại Hamamatsu (Enshu), phía Tây của tỉnh Shizuoka, Nhật Bản.
Đây là một khu vực có khí hậu ôn hòa, được thiên nhiên ưu ái. Vùng Enshu phát triển mạnh với truyền thống sản xuất bông lâu đời và tự hào có một ngành công nghiệp dệt tiên tiến bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 20. Bấy giờ, Michio Suzuki là một chàng trai thợ mộc học việc, nhưng chiến tranh bùng nổ khiến khối lượng công việc giảm sút nghiêm trọng.
Khi sư phụ của mình bắt đầu tham gia sản xuất khung dệt, Michio cũng có được kiến thức và kỹ năng sản xuất khung dệt. Ở độ tuổi mạnh mẽ nhất của đời trai trẻ (21 tuổi), Michio đặc biệt lưu ý đến sự bùng phát về nhu cầu máy dệt. Năm 1909, ông thành lập xưởng máy dệt Suzuki Loom Works và là một trong những người chế tạo khung cửi chính.
Xưởng máy dệt Suzuki Loom Works
Ngay khi chiếc khung cửi dệt vải đầu tiên được hoàn thiện, ông Michio Suzuki đã tặng nó cho mẹ mình. Điều này đã trở thành chủ đề bàn tán của những ngôi làng xung quanh. Tiếng lành đồn xa, ngay sau đó xưởng sản xuất khung cửi dệt vải đã bị bắn phá theo lệnh của đế quốc Minh Trị (1868 – 1912) lúc bấy giờ.
Năm 1912 – Phát minh ra công nghệ độc đáo trên máy may
Ông Michio Suzuki đã phát minh ra một công nghệ mang tính đột phá. Đây là một thiết bị để nâng và hạ hộp thoi trên máy dệt. Thiết bị này giúp người may có thể dễ dàng dệt các họa tiết kẻ sọc, vốn rất được săn đón trong ngành dệt may vào thời điểm đó.
Công nghệ máy may mang tính đột phá của Suzuki gây tiếng vang lớn
Tại thời điểm này, công nghệ trên đã gây ra làn sóng chấn động khắp ngành dệt may tại Nhật Bản.
Năm 1920 – Công ty Suzuki Loom Works thành lập
Vào ngày 15/3/1920, Michio Suzuki đã quyết định dũng cảm chuyển hóa xưởng thành công ty cổ phần và trở thành Công ty sản xuất máy dệt Suzuki. Công ty cung cấp các sản phẩm độc đáo không có từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, chẳng hạn như khung dệt có thể sử dụng chỉ nhuộm để dệt vải nhiều màu.
Các thành viên của Công ty Suzuki Loom Works
Năm 1930 – Bước đột phá công nghệ máy dệt
Suy thoái sau chiến tranh thế giới đã khiến thị trường chứng khoán sụp đổ, và các công ty liên tiếp nộp đơn xin phá sản. Hoàn cảnh xung quanh công ty không được thuận lợi. năm 1932, Suzuki Loom Manufacturing Co. đã công bố với thế giới về một loại khung dệt mang tính cách mạng, đem đến năng suất cao hơn máy dệt của Anh. Loại máy dệt này đạt kỷ lục xuất sang các nước châu Á vào thời điểm đó, đặc biệt là Indonesia.
Máy dệt này có thiết bị có thể dệt các mẫu kẻ sọc phức tạp, giúp loại bỏ tất cả những khó khăn khi dệt xà rông chỉ trong một lần chạm.
Năm 1937 – Giấc mơ riêng của Michio Suzuki
Michio Suzuki đã luôn mơ ước bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới, bên ngoài khung dệt. Máy dệt tồn tại bán cố định, và bước vào các lĩnh vực mới là điều bắt buộc để công ty tiếp tục phát triển lâu dài.
Với lợi thế về kỹ thuật và sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai của công ty dệt, Michio Suzuki quyết định đặt cược vào sản xuất ô tô. Và vào năm 1937, chiếc ô tô nguyên mẫu đầu tiên được mong đợi từ lâu đã được hoàn thành.
Ô tô nguyên mẫu đầu tiên của Michio Suzuki
Năm 1945 – Ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới II
Nền kinh tế Nhật Bản lúc này trở nên “tồi tệ” một cách rõ rệt và Suzuki cũng không ngoại lệ.
- Trụ sở chính của Suzuki đã bị tấn công từ các cuộc không kích
- Nhà máy Suzuki bị phá hủy.
- Khủng hoảng tồn tại với hàng nghìn nhân viên.
Nhưng sau đó, Mỹ, quốc gia đang chiếm đóng Nhật Bản vào thời điểm đó, đã công bố chính sách hồi sinh ngành dệt may Nhật Bản, cho phép công ty Suzuki quay trở lại hoạt động kinh doanh khung dệt của mình.
Chính phủ đã ra lệnh cho các công ty sản xuất hàng loạt khung dệt và mọi thứ bắt đầu chú ý đến Suzuki. Mặt khác, đi lên cùng với sự tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh là sự thấm nhuần các tư tưởng dân chủ trên khắp Nhật Bản. Các phong trào lao động cũng tăng cường trong Suzuki.
Các cuộc đình công nổ ra, và các đơn đặt hàng máy dệt giảm dần. Công ty Suzuki đang ở trong tình trạng rất nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản.
Năm 1952 – Xe gắn máy Suzuki đầu tiên có mặt trên thị trường
Năm 1952, Power Free, động cơ xe gắn máy 36 cc, 2 thì đầu tiên của Suzuki ra đời.
Hamamatsu, nơi đặt Trụ sở chính của Suzuki, có gió mạnh theo mùa nên rất khó đạp xe đạp. Ý tưởng bỗng chốc hiện lên bởi một vị CEO của hãng Suzuki khi ấy: “Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu chiếc xe đạp này có động cơ…”. Và thế là chiếc xe gắn máy đầu tiên của hãng Suzuki ra đời.
Suzuki Power Free ra mắt
Ý tưởng này đã phát triển thành Power Free. Vào thời điểm đó, các quy định về việc đi xe có động cơ đã thay đổi từ dựa trên giấy phép sang dựa trên sự cho phép, cho phép tất cả mọi người đều có thể đi xe sau khi tham gia một khóa học đào tạo lái xe gắn máy đơn giản.
Ý tưởng này thực sự đã giúp Suzuki Power Free thành công ngay lập tức với doanh thu kỷ lục. Sản phẩm này nhanh chóng trở thành sản phẩm chủ lực và mang lại doanh thu chính cho công ty.
Năm 1953 – Phát triển động cơ xe gắn máy mạnh mẽ hơn
Với sự thành công liên tục của Power Free, Suzuki bắt đầu phát triển thêm một động cơ mạnh mẽ hơn.
- Động cơ trợ lực thứ hai của xe gắn máy có tên Diamond Free, và được bán vào tháng 3 năm 1953. Động cơ 60 cc, 2 mã lực mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh khác và doanh số bán ra rất tốt ngay từ đầu.
Mẫu xe gắn máy Diamond Free
Vào mùa thu cùng năm, số lượng xe được sản xuất phần lớn vượt quá mong đợi của hãng Suzuki, đạt 150% sản lượng hàng tháng dự kiến.
Diamond Free là mẫu xe rất "hot"
Năm 1954 – Đổi tên thành Kabushikigaisha (Suzuki Motor Company)
Suzuki đã lần lượt ghi nhận doanh số bán hàng cao với Power Free và Diamond Free. Michio Suzuki đã đi đến quyết định sáng suốt. Vào ngày 1/6/1954, tên của công ty được đổi từ Suzuki Loom Manufacturing Co. thành công ty trách nhiệm hữu hạn Suzuki Motor Co., Ltd.
Việc đổi tên này diễn ra trước khi mẫu xe Suzu light được bán ra thị trường vào năm sau, nhưng nó là biểu hiện của ý chí quyết tâm cao, sâu hơn vào lĩnh vực sản xuất ô tô trong tương lai.
Kabushikigaisha
Năm 1955 – Xe hơi nhẹ Suzulight 360cc ra mắt (mở đầu cho thời đại xe hơi trọng tải nhẹ tại Nhật)
Vào tháng 1 năm 1954, giấc mơ “phát triển ô tô” của người sáng lập Michio Suzuki, vốn đã bị đình chỉ do Chiến tranh thế giới thứ hai, đã được tái khởi động lại.
- Nhóm dự án mới thành lập chỉ gồm sáu người.
- Tuổi trung bình của họ rất trẻ, chỉ 28 tuổi.
Tuy nhiên, mọi việc diễn ra không suôn sẻ như kế hoạch. Có thời điểm, đã vấp phải sự phản đối từ nội bộ công ty, với yêu cầu phải chấm dứt dự án, nhưng sau khi kiên trì và dốc hết sức lực cho dự án, nhóm đã hoàn thành chiếc ô tô nguyên mẫu đầu tiên vào mùa thu năm 1954.
Suzulight – Xe hơi cỡ nhỏ
Sau một cuộc thử nghiệm lái xe, nguyên mẫu này đã đi được bán vào tháng 10 năm 1955 với tên gọi Suzulight.
Hiện nay, tên gọi Suzulight và dòng xe nguyên mẫu này không còn được sử dụng, thay vào đó là các biến thể khác như Micro Van, Van, xe tải nhỏ. Kể từ thế hệ thứ 3 năm 1966, chiếc xe đã được đổi tên thành Suzuki Carry L30. Tên gọi Suzuki Carry vẫn được sử dụng ngày nay và có rất nhiều phiên bản Suzuki Carry tùy từng thị trường.
Suzuki Carry Truck, Suzuki Carry Van
Năm 1958 – Logo khẳng định thương hiệu Suzuki ra đời
Vào ngày 1/10/1958, Logo Suzuki đã được chọn khảo sát từ hơn 300 ứng cử viên. Kể từ đó, nó vẫn y nguyên như vậy đến 60 năm sau này, được sử dụng quen thuộc trên toàn thế giới.
Tên logo Suzuki được thiết kế bởi ông Masamichi Tezeni, người theo học tại Đại học Nghệ thuật Tokyo; người theo trường phái đơn giản, mạnh mẽ đã tạo ra chữ “S” đẹp đẽ.
- Ông Tezeni sau này đã trở thành một trong những nhà thiết kế công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản, tham gia vào nhiều dự án bao gồm thiết kế hình thức của Shinkansen (tàu cao tốc) 300 Series.
Năm 1960 – Lần đầu tiên tham dự cuộc đua xe gắn máy quy mô lớn
“TT Race” là tên viết tắt của Tourist Trophy Race, một cuộc đua xe gắn máy được tranh tài bởi các tay đua quy tụ từ khắp nơi trên thế giới tại Anh. Đây là một cuộc đua rất khắc nghiệt, không chỉ đòi hỏi khả năng vận hành mạnh mẽ của mô tô mà còn đòi hỏi kỹ năng cao của các tay đua.
Suzuki lần đầu tiên tham gia cuộc đua khắc nghiệt này, và kết quả cũng gây thất vọng khi liên tục xếp thứ 15, 16, 17.
Năm 1962, 1963, 1964 – Bản tuyên bố sứ mệnh và Chiến thắng các cuộc đua khiến thế giới bất ngờ
Năm 1962, bản tuyên bố sứ mệnh đầu tiên của Suzuki ra đời.
Cũng trong năm này, Suzuki giành chiến thắng đầu tiên trong hạng đua mô tô 50cc với tay đua Ernst Degner.
Năm 1963, xuất khẩu mô tô sang thị trường Mỹ (Los Angeles). Cùng năm đó, Suzuki Motor đã giành chiến thắng ở hai hạng mục là hạng 50 cc và hạng 125 cc.
Ở hạng 50 cc, Mitsuo Ito trở thành tay đua Nhật Bản đầu tiên giành chiến thắng.
Năm 1964 mang lại một chiến thắng nữa ở hạng 50 cc.
Thành tích đáng kinh ngạc với ba chiến thắng liên tiếp này đã khiến “Suzuki và công nghệ của nó” trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Thành tích này nhanh chóng được biết đến rộng rãi và Suzuki đã nhận được vô số lời hỏi thăm từ khắp châu Âu.
Năm 1965 – Ra mắt động cơ đầu tiên dành cho canô, tàu cỡ nhỏ
Sản phẩm của Suzuki không dừng lại ở máy dệt, xe máy hay ô tô. Suzuki đã mở rộng hơn nữa, phát triển thêm động cơ gắn ngoài dành cho canô, tàu cỡ nhỏ,…
Động cơ Suzuki gắn ngoài dành cho ca nô, tàu nhỏ
Suzuki Super Six T20 – Mẫu xe gắn máy đưa Suzuki lên bản đồ quốc tế. Với động cơ 250 phân khối, hai thì với hộp số sáu cấp và tốc độ tối đa 160 km/h.
Suzuki Super Six T20
Năm 1966, 1967 – Suzuki gia nhập thị trường Động Nam Á
Năm 1966, Suzuki Việt Nam ra đời.
Năm 1967, Công ty TNHH mô tô Suzuki tại Thái Lan được thành lập.
Năm 1968 – Ô tô Suzuki chứng tỏ khả năng vận hành cao của mình
Vào ngày 12/8/1968, một bài kiểm tra lái xe Suzuki đã được tiến hành để chứng minh khả năng vận hành cao trên đường cao tốc Autostrada del Sole kéo dài khoảng 750 km từ Milan đến Naples, không có giới hạn tốc độ vào thời điểm đó, ngoại trừ những đoạn đường cong hoặc trong đường hầm.
Suzuki Fronte SS 360
Chiếc xe cỡ nhỏ Suzuki Fronte SS 360 đã được lái với chặng đường 750 km với tốc độ trung bình 122,4 km/h, chứng tỏ khả năng vận hành cao của chiếc xe. Nhanh chóng trở thành tin tức HOT trên toàn cầu.
Suzuki Fronte SS 360 cùng thử thách 750km
Năm 1970 – Xe điện Suzuki đầu tiên và xe kỷ niệm 50 năm thành lập Suzuki (Jimny LJ10) ra mắt
Năm 1970, chiếc xe điện đầu tiên của Suzuki đã hoạt động thông qua địa điểm tổ chức Expo ’70 tại Osaka, Nhật Bản. Chiếc xe điện này dựa trên chiếc Carry Van (L40V) được thiết kế bởi thiên tài Giorgetto Giugiaro.
Giorgetto Giugiaro – Người thiết kế ra các mẫu xe Volkswagen Golf và Alfa Romeo đầu tiên và đặc biệt là cỗ máy thời gian trong bộ phim Back to the Future.
Xe điện đầu tiên của Suzuki
Mẫu xe kỷ niệm 50 năm thành lập công ty Suzuki, SUV Jimny LJ10 ra mắt phục vụ cho công nhân, nông dân và giới trẻ yêu thích sự giải trí ngoài trời.
SUV Jimny LJ10 – Bản kỷ niệm 50 năm
Năm 1971 – Dấn thân vào sản xuất xe trượt tuyết
Suzuki đã áp dụng công nghệ động cơ trên xe máy và ô tô để sản xuất các sản phẩm khác như xe trượt tuyết. Chúng được nhiều khách hàng yêu thích làm phương tiện đi lại hàng ngày, cho các hoạt động ngoài trời và giải trí ở các vùng tuyết bao gồm cả Bắc Mỹ.
Năm 1971 cũng là năm Roger De Coster trở thành Nhà vô địch đua mô tô thế giới hạng 500cc trên chiếc Suzuki RN71.
Năm 1973 – Công ty Suzuki Canada ra đời tại Ontario
Năm 1974 – Nhà máy P.T Suzuki Indonesia được thành lập
Năm 1975 – Động cơ quay của xe gắn máy xuất hiện
Vào thời điểm đó, động cơ quay đã được sử dụng trong ô tô, nhận được danh tiếng tốt về cả hiệu suất và độ bền, nhưng có nhiều thách thức mới cần vượt qua trước khi nó có thể được đưa vào sử dụng thực tế trên xe máy.
Suzuki RE-5 ra mắt
Sau nhiều nỗ lực và nhiều lần cải tiến, chiếc mô tô động cơ quay đầu tiên trên thế giới Suzuki RE-5 đã ra đời và được bày bán thương mại vào năm 1975. Tuy nhiên, sản phẩm này không đủ sức cạnh tranh và đã chấm dứt sau một năm ra mắt.
Cùng năm, công ty Suzuki Antonio (công ty liên doanh) ra đời tại Manila Philippines.
Năm 1976 – GS750 xe gắn máy bốn xi-lanh lớn đầu tiên của Suzuki ra mắt
Suzuki GS750
Năm 1979 – Thử nghiệm động cơ ô tô Hydrogen đầu tiên trên thế giới và Kỷ nguyên xe Alto dành cho phụ nữ
Nhiều nhà sản xuất ô tô đã bắt đầu nhận thức về môi trường trên toàn cầu bằng cách công bố những chiếc ô tô thân thiện, chạy bằng pin nhiên liệu hydro, không tạo ra khí thải carbon dioxide.
Suzuki đã giới thiệu ô tô động cơ hydro trên chiếc Musashi III vào đầu năm 1979.
Suzuki Musashi III – Concept xe sử dụng động cơ Hydrogen đầu tiên trên thế giới
Kỷ nguyên xe Suzuki Alto đã ghi dấu ấn trong lịch sử ô tô Nhật Bản. Xe định giá thấp hơn khoảng 20% so với những chiếc xe cạnh tranh. Mẫu xe luôn được sự ủng hộ nhiệt tình của các chị em phụ nữ.
Kỷ nguyên Suzuki Alto
Vào thời điểm đó trong ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản, giá bán lẻ được xác định bằng cách cộng chi phí vận chuyển vào giá xe.
Khoảng cách xa nhà máy sản xuất càng lớn thì giá xe càng cao. Tuy nhiên, Alto đã trở thành chiếc xe đầu tiên ở Nhật Bản công bố một mức giá (470.000 yên) trên toàn quốc, gây ra làn sóng chấn động trong ngành.
Suzuki Alto
Năm 1980 – Sydney Úc, công ty có sở hữu hữu hạn Suzuki được thành lập
Năm 1981 – Ký kết liên doanh với General motors (Hoa Kỳ) và Isuzu motors, ltd (Nhật)
Cùng năm đó, Marco Lucchinelli của Ý giành chức vô địch thế giới 500cc trên đường đua RG500 với chiếc GSX1100S Katana.
Năm 1982 – Thách thức ở thị trường Ấn Độ
Osamu Suzuki nhậm chức chủ tịch thứ tư của hãng Suzuki. Ông luôn muốn hướng đến thị trường Ấn Độ “màu mỡ”. May mắn thay, rộ lên thông tin chính phủ Ấn Độ đang tuyển đối tác để phát triển một mẫu concept xe hơi.
Thời hạn đã trôi qua và đơn của Suzuki bị từ chối nhiều lần, nhưng ông Osamu vẫn tiếp tục thương lượng. Sau lần thử thứ ba, Suzuki được chấp nhận làm ứng viên dự bị. Vào tháng 3 năm 1982, Chủ tịch Osamu Suzuki nhận được thông báo rằng nhóm điều tra của chính phủ Ấn Độ sẽ đến thăm nhà máy tại Nhật Bản và yêu cầu một cuộc họp khẩn liên quan đến việc sản xuất xe gắn máy.
Suzuki chính thức trở thành đối tác của chính phủ Ấn Độ trong việc phát triển xe hơi & xe máy cho người dân.
Cùng năm đó, Suzuki bắt đầu sản xuất xe địa hình ATV.
Xe 4X4 được sản xuất bởi Suzuki motors tại Karachi Pakistan
Đội đua Suzuki chiến thắng tại giải đua xe quốc tế Grand Prix 500 lần thứ 7.
Năm 1983 – Trở thành xe hơi tiêu chuẩn của Ấn Độ
Năm 1983, Suzuki Maruti 800 bắt đầu được sản xuất tại Ấn Độ. Vào thời điểm đó ở Ấn Độ đã có ô tô nội địa do các nhà sản xuất trong nước sản xuất cũng như ô tô nhập khẩu từ châu Âu và khắp nơi trên thế giới, nhưng chúng cực kỳ đắt đỏ và ngoài tầm với của những người bình thường.
Suzuki Maruti 800 được tạo ra bằng cách thiết kế lại Suzuki Alto, một sản phẩm nổi tiếng tại Nhật Bản, để phù hợp với thị trường Ấn Độ.
Suzuki Maruti 800
Kể từ đó, cho đến khi kết thúc sản xuất vào năm 2014, chiếc xe này đã được yêu thích trong khoảng 30 năm với tư cách là chiếc xe tiêu chuẩn của Ấn Độ và là phương tiện đi lại của những người dân bình thường.
Năm 1984 – Công ty THHH Suzuki New Zealand thành lập tại Wanganui, New Zealand
Năm 1985 – Đội đua Suzuki chiến thắng giải đua khốc liệt nhất: 24 Hours of Le Mans
Vào ngày 28/4/1985, Suzuki GSX-R750 mới ra mắt đã xuất hiện trong giải đua 24 giờ của Le Mans, giải đua xe máy huyền thoại về độ bền.
Suzuki GSX-R750
Trong số 62 xe máy xuất phát lúc 3 giờ chiều ngày hôm trước, 23 chiếc tiếp tục chạy cả ngày lẫn đêm, và đám đông trở nên cuồng nhiệt mỗi khi một tay đua hàng đầu băng qua vạch đích.
Và chiếc xe về đích đầu tiên là chiếc Suzuki GSX-R750 do nhóm Guy Bertin, Bernard Millet và Philippe Guichon người Pháp cầm lái.
Nhóm Guy Bertin, Bernard Millet và Philippe Guichon dành chiến thắng cho Suzuki
Năm 1986 – Công ty Suzuki Motors tại Mỹ được thành lập
Năm 1988 – Kỷ nguyên xe 4WD bắt đầu, Suzuki Vitara ra mắt
Suzuki Vitara / Sidekick / Escudo
Năm 1990 – Đổi tên công ty thành Tập đoàn Suzuki Motor
Năm 1990, với việc các doanh nghiệp ô tô, mô tô và động cơ đều hoạt động tốt, Chủ tịch Osamu Suzuki khi đó đã đưa ra quyết định. Nhằm mục đích đa dạng hóa hoạt động kinh doanh hơn nữa, tên công ty đã được đổi từ Suzuki Motor Co., Ltd. thành Suzuki Motor Corporation.
Năm 1991 – Thành lập Magyar Suzuki tại Hungary
Năm 1991, Magyar Suzuki được thành lập tại thành phố Esztergom, Hungary (cách thủ đô Budapest khoảng 50 km), là trung tâm sản xuất tại Châu Âu của Suzuki. Mọi việc ban đầu diễn ra suôn sẻ, nhưng nhanh chóng nảy sinh vấn đề. Vào thời điểm đó, 60% phụ tùng ô tô phải được mua sắm trong nước để chính phủ EU phê duyệt các sản phẩm được sản xuất ở châu Âu (sẽ cho phép khấu trừ thuế quan).
Tuy nhiên, một ý kiến phản đối đã được đưa ra cho rằng ô tô sản xuất tại Magyar Suzuki không đáp ứng được yêu cầu này. Chủ tịch Osamu Suzuki khi ấy đã đưa các linh kiện ô tô Suzuki đến Bộ Tài chính Hungary để thuyết phục các quan chức rằng những chiếc ô tô này phải được sản xuất ở châu Âu. Kết quả là, sự phản đối đã được rút lại và xuất khẩu xe Suzuki sang Tây Âu đã tăng.
Cùng năm, xe thể thao hai chỗ ngồi Suzuki Cappuccino đã ra mắt lần đầu tiên.
- Động cơ có dung tích 660 cc, nhưng trọng lượng nhẹ 700 kg.
- Chiếc xe thể thao này đã trở nên phổ biến, thậm chí còn xuất hiện trong nhiều bộ truyện tranh và hoạt hình ăn khách của Nhật Bản.
Suzuki Cappuccino
Suzuki Jimny (SJ30) thế hệ thứ 2 ra mắt.
Năm 1993 – Chiến thắng giải nhất giải đua MotoGP, ra mắt xe mới
Wagon R “mini wagon” ra mắt, phù hợp cho cả nam và nữ. Được biết trước đây, đối tượng mà Suzuki hướng đến là phái nữ cho dòng xe wagon này.
Suzuki Wagon R
Để ghi nhận sự sáng tạo này, chiếc xe đã nhận được giải thưởng RJC New Car of the Year, giải thưởng đầu tiên dành cho Suzuki.
Năm 1996, 1997 – Xe tay côn Suzuki Sport “Su-xì-po” ra mắt tại thị trường Nhật bản, Đông Nam Á
Suzuki RGV120 (1997-2000) được bán tại thị trường Malaysia với hai phiên bản côn tay (ambraya rời) và côn tự động.
Suzuki RG Sport 110 dành cho thị trường Malaysia (1996-1998) có giá lên đến gần chục cây vàng thời điểm ấy
Suzuki FX 125 là một trong những mẫu xe huyền thoại (DOHC 125cc), niềm mơ ước của nhiều thanh niên lúc đó.
Suzuki Satria 120 lần đầu ra mắt thị trường Indonesia vào năm 1998
Năm 1998 – Suzuki Jimny thế hệ thứ 3 ra mắt, thế hệ thành công nhất của dòng xe Suzuki Off-road; Suzuki XL-7, thế hệ thứ hai của Vitara ra mắt lần đầu tiên
Suzuki Jimny thế hệ thứ 3
Suzuki Grand Vitara XL-7 (Châu Âu); Suzuki Grand Escudo (Nhật Bản và Indonesia); Chevrolet Grand Vitara XL-7
Năm 1999 – Khái niệm monozukuri của Suzuki
Suzuki có một nguyên tắc cơ bản đằng sau khái niệm “monozukuri“, nghệ thuật thủ công của Nhật Bản: “Xe phải _nhỏ hơn, nhẹ hơn, ngắn hơn và gọn gàng hơn_“. Điều này không chỉ áp dụng cho các sản phẩm của công ty như xe máy và ô tô mà còn áp dụng cho tất cả các nhà máy của công ty Suzuki.
Nguyên tắc này được áp dụng trên toàn thế giới nhằm loại bỏ triệt để tình trạng lãng phí vật liệu không cần thiết, nhưng vẫn duy trì chất lượng cao và sản xuất sản phẩm có hiệu quả hơn.
Xe phải nhỏ hơn, nhẹ hơn, ngắn hơn và gọn gàng hơn
Cùng năm, Suzuki một lần nữa phá vỡ khuôn mẫu xe mô tô với việc ra mắt “thần gió” GSX1300R Hayabusa.
Động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng DOHC làm mát bằng chất lỏng 1298cc cung cấp sức mạnh cho Hayabusa.
“Thần gió” – GSX1300R Hayabusa
Năm 2003 – Ra mắt xe tay ga Choinori 50cc và xe Hybrid Suzuki Twin
Xe tay ga Choinori 50cc và xe Hybrid Suzuki Twin
Năm 2004 – Suzuki Swift thế hệ đầu tiên ra mắt, “Mini Cooper châu Á”
Trải qua 3 thế hệ, đến tháng 4 năm 2016, tổng doanh số bán hàng cộng dồn trên toàn thế giới đạt năm triệu chiếc Suzuki Swift.
Suzuki Swift thế hệ đầu tiên
Năm 2005 – Suzuki chuyển đổi khẩu hiệu thương hiệu mới
Vào ngày 1/3/2005, khẩu hiệu thương hiệu “Way of Life!” sử dụng cho thị trường nước ngoài đã được công bố tại Triển lãm Ô tô Quốc tế Geneva. Nó được chọn để đại diện cho mong muốn “trở thành một thương hiệu mang lại sự hứng khởi trong cuộc sống”.
Suzuki một lần nữa thiết lập tiêu chuẩn mới của dòng xe mô tô thể thao với sự ra đời của 2005 GSX-R1000, chiếc xe đã giành được nhiều danh hiệu Superbike bao gồm Giải vô địch Superbike Thế giới vào năm 2005.
GSX-R1000 – Vô địch SuperBike năm 2005
Năm 2008 – Giải vô địch bóng đá AFF Suzuki Cup thành lập
Giải vô địch bóng đá Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF SUZUKI CUP) là sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á, trong đó các đội tuyển quốc gia đến từ 11 quốc gia cạnh tranh để trở thành số một trong khu vực.
Kể từ năm 2008 đến nay, Suzuki đã là nhà tài trợ chính của sự kiện này trong 10 năm.
Giải bóng đá AFF Suzuki Cup ra mắt vào năm 2008
Suzuki B-King, một chiếc naked-bike cơ bắp với phong cách, lần đầu tiên được thể hiện dưới dạng mẫu concept vào năm 2001, đã xuất hiện.
- Cùng năm đó, Suzuki ra mắt mẫu GSX-R600 và 750 mới – những mẫu xe thể thao dành cho nam giới.
- Suzuki giới thiệu Hayabusa 1300 thế hệ thứ 2.
- Hayabusa 1300 thế hệ thứ 2
- GSX-R600
Năm 2009 – Thành lập bảo tàng Suzuki ở Nhật Bản
Vào ngày 1/4/2009, SUZUKI PLAZA đã khai trương ngay đối diện với Trụ sở Suzuki ở Hamamatsu, Nhật Bản.
Năm 2012 – Động cơ gắn ngoài của Suzki được sử dụng cho Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi
Suzuki GB PLC, nhà phân phối Suzuki tại Anh, đã ký kết thỏa thuận hợp tác với SEA CADETS từ năm 2010, dẫn đến việc Suzuki cung cấp 55 đơn vị động cơ rời DF 2.5.
Vào ngày lễ kỷ niệm, khoảng một triệu người dân và khách du lịch đã tập trung dọc theo bờ sông Thames để kỷ niệm 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II.
Cùng năm, theo thống kê của Suzuki, tổng sản lượng dòng xe mô tô GSX-R đạt 1 triệu chiếc. Kể từ khi được giới thiệu vào năm 1985, cái tên GSX-R luôn trở thành chủ đề bàn tán hot của nam giới.
Năm 2012, MPV Suzuki Ertiga được ra mắt lần đầu tiên tại thị trường Ấn ĐộTrước đó, bản concept Suzuki Ertiga được ra mắt tại Ấn Độ vào năm 2010 bởi nhà sản xuất Maruti Suzuki.
Để tránh nhầm lẫn tại các thị trường lần đầu tiên Suzuki Ertiga xuất hiện, OTO HUI sẽ sắp xếp như sau:
- Mazda VX-1 (Indonesia): Hãng xe Mazda lắp ráp và sản xuất chứ không phải là Suzuki tại thị trường Indonesia. Bắt đầu sản xuất từ tháng 1/2012 đến tháng 9/2018.
- Proton Ertiga (Malaysia): Do hãng Proton lắp ráp và sản xuất, bắt đầu từ tháng 11/2016 đến tháng 8/2019.
- Suzuki Ertiga (Việt Nam): Ra mắt tại triển lãm Ô tô Việt Nam năm 2014.
- Và còn nhiều quốc gia được phân phối dòng xe này…
Suzuki Ertiga (2012 – nay)
Năm 2014 – V-Strom 1000 ABS, Xe mô tô đầu tiên của Suzuki trang bị hệ thống Traction Control; ra mắt Suzuki Ciaz
Suzuki V-Strom 1000 ABS
Tháng 9/2014, Sedan Suzuki CIAZ lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ, sản phẩm được bày bán và phân phối đến nhiều quốc gia hiện nay.
Suzuki Ciaz (2014 – nay)
Năm 2015 – Trở lại cuộc đua MotorGP với Suzuki GSX-RR
Vào tháng 9/2014, Chủ tịch Toshihiro Suzuki đã tuyên bố tại cuộc họp báo trong INTERMOT rằng Suzuki sẽ trở lại MotoGP vào năm 2015 với chiếc GSX-RR.
Suzuki đã ngừng tham gia MotoGP từ năm 2012 vì lý do tài chính. Trong thời gian tạm nghỉ, Suzuki đã tiếp tục phát triển một cỗ máy đua mới với khả năng cạnh tranh để quay trở lại cuộc đua.
Suzuki cũng tham gia vào năm 2016, và cuối cùng đã giành chiến thắng lần đầu tiên sau chín năm tại British GP lần thứ 12.
Suzuki GSX-RR
Năm 2016 – Suzuki định nghĩa lại khái niệm hệ dẫn động bốn bánh 4×4 thành AllGrip
Suzuki đã đổi mới niềm đam mê phát triển hệ dẫn động bốn bánh, định nghĩa lại ALLGRIP là thuật ngữ chung cho hệ dẫn động bốn bánh của Suzuki và công bố ba danh mục phụ để cho phép khách hàng lựa chọn công nghệ ALLGRIP phù hợp nhất với phong cách của họ.
- ALLGRIP AUTO
- ALLGRIP SELECT
- ALLGRIP PRO
Năm 2017 – Ra mắt động cơ gắn ngoài, trang bị động cơ V6, 4390 cc
DF350A – Động cơ gắn ngoài mới của Suzuki đã nhận được Giải thưởng Sáng tạo IBEX 2017 của Hiệp hội các nhà sản xuất hàng hải quốc gia (NMMA) của Hoa Kỳ. Đây là giải thưởng hàng đầu về công nghệ hàng hải được trao cho các sản phẩm có chức năng và tính tiến bộ vượt trội.
Suzuki DF350A
Đây cũng là giải thưởng lần thứ tám của Suzuki với động cơ gắn ngoài bốn thì.
Năm 2018 – Suzuki Jimny thế hệ thứ tư ra mắt, chiến thắng giải thưởng xe hơi thế giới năm 2019
Vào tháng 7/2018, Jimny thế hệ thứ tư đã ra mắt lần đầu tiên. Kể từ khi chiếc Jimny đầu tiên được ra mắt vào tháng 4 năm 1970, nó đã là một kiệt tác của công nghệ 4WD của Suzuki.
Sau đó, nó đã nhận được giải thưởng ở hạng mục “Xe đô thị thế giới” và là ba xe đứng đầu trong danh sách “Thiết kế ô tô thế giới của năm” trong Giải thưởng Xe hơi Thế giới 2019.
Suzuki Jimny thế hệ thứ tư đạt giải thưởng lớn của về dòng xe đô thị năm 2019
Kế thừa và phát huy
Ông Michio Suzuki đã gắn bó cả đời mình với tập đoàn Suzuki trên cương vị chủ tịch và thủ lĩnh tinh thần của tập đoàn từ khi chiếc moto đầu tiên được ra mắt vào năm 1952 cho đến khi ông trút hơi thở cuối cùng vào năm 1982, ở tuổi 95.
Sau khi ông Michio Suzuki mất, Osamu Suzuki tiếp tục kế thừa vị trí chủ tịch tập đoàn Suzuki (trước đó là giám đốc tập đoàn năm 1978) trong vòng 42 năm sau.
Vào tháng 2 năm 2021, hãng Suzuki thông báo rằng Osamu Suzuki sẽ nghỉ hưu vào tháng 6 năm 2021 ở tuổi 92. Tuy nhiên, mặc dù từ chức nhưng ông Osamu vẫn hoạt động trên cương vị cố vấn cấp cao của Suzuki.
Nguồn OTO-HUI.com