Cẩm nang off-road: Chọn lốp cho địa hình và áp suất lốp

Chìa khóa để đưa ra quyết định sáng suốt khi chọn lốp xe đi địa hình là dự vào phong cách lái xe và loại địa hình mà chúng ta sẽ gặp phải.
Cẩm nang off-road: Chọn lốp cho địa hình và áp suất lốp

Nội dung này nằm trong chuỗi bài viết kỹ thuật sử dụng xe 2 cầu đi off-road:

Chú ý: hướng dẫn trong loạt bài này chỉ có tính tham khảo cá nhân và đòi hỏi sự thực hành của bạn trước khi áp dụng. Tác giả không chịu trách nhiệm cho các thiệt hại về người và tài sản do việc áp dụng bất kỳ hướng dẫn nào trong loạt bài này.

Chọn lốp đi địa hình

Chọn loại lốp phù hợp là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị cho chiếc xe của bạn vượt địa hình. Có những loại lốp thích hợp cho việc leo núi, nhưng cũng có lốp thích hợp cho việc chạy bùn, đừng để tưởng tượng lừa bạn khi thấy loại lốp địa hình bùn trông cứng cáp thì cho rằng nó tốt trong mọi trường hợp – khả năng vận hành của lốp dựa trên điều kiện địa hình luôn quan trọng hơn tính thẩm mỹ của nó.

airing-down-tires-for-off-road-driving-nitto-trail-grappler-beadlock-wheels.jpeg

Thiết kế của lốp phức tạp hơn chúng ta nghĩ, để hiểu cấu tạo của lốp thì bạn có thể tham khảo tại đây. Nội dung này đề cập đến các dòng lốp chuyên địa hình.

Lốp đường trường - Highway Terrain (H/T)

Lốp HT là loại chuyên dụng dành cho nền đường nhựa cứng, bằng phẳng. Khả năng on-road và off-road của dòng này là 100:0 cho đến 80:20.

Thông thường di chuyển trên đường trường chúng ta nên sử dụng loại lốp này để đảm bảo sự êm ái và thoải mái nhất.

HT.png

Lốp H/T có rãnh ít, gai đồng đều và phẳng giúp xe có độ bám đường tốt và đảm bảo sự êm ái khi đi trên đường phẳng, đường nhựa, bê-tông

Lốp đa địa hình - All-Terrains (A/T)

Theo tên gọi, lốp AT được thiết kế để cung cấp lực kéo phù hợp với nhiều loại địa hình. Thiết kế gai lốp ít gai góc hơn giúp lái xe trên đường cao tốc êm ái hơn so với lốp MT (địa hình bùn) và cũng mang lại khả năng xử lý tốt hơn trên mặt đường.

Loại lốp này lý tưởng cho các trường hợp

  • Chuyến đi hành trình dài. 
  • Di chuyển liên tục từ đường mòn sang cao tốc. 
  • Xe tải 2 cầu chuyên chở hoặc kéo. 
  • Trời tuyết

AT.jpg

Lốp địa hình bùn lầy - Mud-Terrain (M/T)

Các khối gai và rãnh lớn giúp loại bỏ bùn và đất mềm một cách hiệu quả, đồng thời duy trì lực kéo trên những con đường mòn đầy đá, không bằng phẳng.

Thiết kế gai lốp loại này có thể gây ra nhiều tiếng ồn và giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu khi so sánh với lốp xe đa địa hình. Nhưng đối với những người dự định đi địa hình nhiều hơn là đi đường trường, lốp địa hình MT sẵn sàng vượt qua những địa hình khó khăn nhất.

Loại lốp này lý tưởng cho các trường hợp

  • Bùn sâu, đất tơi xốp, cát biển, hoặc phù sa.
  • Mặt đường gồ ghề, nhiều đá. 
  • Các tình huống xì lốp, di chuyển chậm.

MT.jpg

Kích cỡ lốp

Trong thế giới của địa hình, kích thước lốp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp xe vượt qua địa hình một cách hiệu quả.

Trong nhiều trường hợp, để tương thích địa hình, kích thước lốp xe từ nhà máy sẽ có thể phải điều chỉnh lại. Chính vì việc thay đổi này nó ảnh hưởng đến kỹ thuật tiêu chuẩn xe, nên trước khi bị mắc kẹt đâu đó trong rừng sâu, núi cao, chúng ta cần phải nắm rõ cần phải thay đổi thế nào. Thông thường, hầu hết các loại lốp phù hợp cho off-road thường phân thành 2 loại: thông số LT và high-flotation.

Thông số kích thước LT (light-truck)

Thông số LT được thiết kế cho xe tải nhẹ, chúng có phạm vi tải trọng cao hơn và chắc chắn hơn so với xe du lịch thông thường, phù hợp cho việc tải, kéo, đó là lý do tại sao dạng LT cũng trang bị trên các xe tải hạng nặng ngay từ đầu.

Ý nghĩa thông số LT

LT 275 / 70 R 17 E

  • LT: loại thông số
  • 275 - Kích thước: Là khoảng cách giữa hai thành lốp. Đơn vị tính bằng mm.
  • 70 - Tỷ số thành lốp: Là tỷ số giữa độ cao của thành lốp với độ rộng bề mặt lốp xe ô tô được tính bằng tỷ lệ bề dày/ chiều rộng lốp. Sau dấu gạch chéo, số tiếp theo là 70 mang ý nghĩa bề dày của lốp bằng 70% độ rộng bề mặt lốp.
  • R - Cấu trúc của lốp: cấu trúc R viết tắt của Radial, cấu trúc lốp R gồm các sợi mành chạy song song với nhau và hướng vào tâm, từ mép này sang mép kia, vuông góc với trục xoay. Hiện nay, có 2 dạng cấu trúc lốp bạn thường gặp: R (Radial) và D (Diagonal hoặc Dias Ply).
  • 17 - Đường kính vành ô tô (la-zăng): Mỗi loại ô tô chỉ sử dụng được duy nhất một cỡ vành nhất định. Đơn vị tính là inch. Với thông số trên 17 inch là đường kính của vành bánh xe ứng với lốp.
  • E - Giới hạn áp suất: Là chỉ số quy định mức áp suất quy định lốp có thể chịu được.

Lưu ý

Xe tải nhẹ và SUV có thể được trang bị ban đầu theo lốp thông số P (passenger). 

Thông số kích thước nổi high-flotation

Loại lốp nổi hoạt động như lốp LT, nhưng xác định cỡ của lốp nổi dễ hiểu hơn xác định cỡ của loại LT. Mặc dù lốp LT tăng khả năng chịu tải, nhưng lốp nổi đang trở thành lựa chọn nâng cấp phù hợp cho bất kỳ ai muốn có lốp lớn hơn xe.

high-flotation.jpeg

Ý nghĩa thông số HIGH-FLORATION

37 x 12.50 R 17 D

  • 37 - Đường kính lốp: đường kính của lốp được tính theo đơn vị inch
  • 12.50 - Kích thước bề ngang: của lốp được tính theo đơn vị inch
  • R - Cấu trúc của lốp: tương tự thông số LT
  • D - Giới hạn áp suất: tương tự thông số LT

bảng áp suất lốp quy định.jpeg

Thông số áp suất lốp quy định dựa trên ký hiệu

Điều chỉnh áp suất lốp

Điều chỉnh áp suất lốp xe là một việc cần thiết trong các chuyến đi bằng xe hai cầu. Do phải vượt qua các loại địa hình khác nhau trong cùng một chuyến đi, việc thay đổi áp suất lốp xe sẽ làm thay đổi diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đất cho phù hợp với tính chất của các loại địa hình này.

áp suất lốp thay đổi diện tích.png

Áp suất lốp ảnh hưởng diện tích lốp tiếp xúc mặt địa hình

Lưu ý

Luôn mang theo đồng hồ đo áp suất lốp xe để đảm bảo áp suất thích hợp cho tất cả các lốp xe, và bơm hơi dùng điện 12V để bơm lốp đến áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất khi quay lại đường nhựa.

Một số điều chỉnh áp suất lốp thông dụng

Đất mềm – (10psi to 18psi)

Đất càng mềm, càng cần vệt lốp xe lớn để giảm độ lún

tyre pressure.jpeg

Đất cứng – (16psi to 25psi)

Tùy vào tốc độ chạy, bạn có thể giảm áp suất để giảm độ lún.

004-airing-down-tires-for-off-road-driving-nitto-trail-grappler-beadlock-wheels.jpg

Địa hình núi, đường đá – (18psi to 25psi)

Áp suất lốp thấp sẽ giúp bạn bám đường tốt hơn và cho phép lốp xe uốn quanh các tảng đá, giảm khả năng bị thủng lốp.

003-airing-down-tires-for-off-road-driving-nitto-trail-grappler-beadlock-wheels.jpg

Tùy theo hình dạng đá trên địa hình mà ta có mức độ hạ áp suất phù hợp

005-airing-down-tires-for-off-road-driving-nitto-trail-grappler-beadlock-wheels.jpg

áp suất lốp thấp giảm khả năng bị cắt lốp

Bùn – (16psi to 25psi)

Áp suất lốp thấp tạo tiếp diện lớn hơn và bám đường hơn. Điều này sẽ phụ thuộc vào loại bùn, đối với một số loại bùn, áp suất lốp cao hơn sẽ tốt hơn; vì chúng cho phép bạn cắt vào bề mặt cứng bên dưới.

moving-dirty-off-road-car-tire-in-mud-close-up_t20_LlQ8po-1920x1280.jpg

Đường mòn, sỏi – (theo thông số chỉ định)

Nếu bạn di chuyển với tốc độ đi trên đường trường, thì bạn cũng nên giữ nguyên áp suất lốp như vậy. Còn nếu di chuyển chậm hơn, bạn có thể giảm bớt một chút áp suất để có sự thoải mái hơn.

Đường mấp mô – (18psi to 35psi)

Trường hợp tốc độ cao thì bạn không nên giảm áp suất nhiều, mặc dù việc này sẽ giúp giảm bớt áp lực khi di chuyển.

Đường trường – (30psi to 40psi)

Áp suất lốp theo bảng tiêu chuẩn.

Tỷ lệ tốc độ tối đa với áp suất thấp

Để đảm bảo an toàn và khả năng vận hành, bạn cần chú ý tốc độ tối đa so với áp suất thấp của lốp

  • Ít hơn 16psi – tốc độ tối đa 50km/h
  • 16 – 25psi – tốc độ tối đa 70km/h
  • 25-30psi – tốc độ tối đa 80km/h (trừ khi tiêu chuẩn thông số cho phép của nhà sản xuất ghi khác).

(còn tiếp)

Chia sẻ
Tags

Có thể bạn quan tâm