Cẩm nang off-road: Hiểu xe, khái niệm khoảng sáng gầm và góc

Hiểu rõ về hoạt động và cách sử dụng của hệ thống dẫn động bốn bánh (Four Wheel Drive, 4WD hoặc 4x4)
Cẩm nang off-road: Hiểu xe, khái niệm khoảng sáng gầm và góc

Trước khi đi vào nội dung, xin chú ý là: Các hướng dẫn trong loạt bài này chỉ có tính tham khảo cá nhân và đòi hỏi sự thực hành của bạn trước khi áp dụng. Tác giả không chịu trách nhiệm cho các thiệt hại về người và tài sản do việc áp dụng bất kỳ hướng dẫn nào trong loạt bài này.

Nội dung này nằm trong chuỗi bài viết kỹ thuật sử dụng xe 2 cầu:

Loạt bài này sẽ đem đến cho bạn các hướng dẫn cần thiết nhất để điều khiển chiếc xe của bạn trên các con đường gập ghềnh phía trước, nhằm giúp bạn mở rộng khả năng hoạt động của chiếc xe yêu quý, đưa bạn đến những nơi chưa hề có dấu bánh xe, thưởng ngoạn những phong cảnh hoang sơ mà hầu như không thể đến được nếu đi bằng các loại xe truyền động hai bánh bình thường.

Hiểu rõ về chiếc xe hai cầu của bạn

Trước khi lên đường đến với những vùng đất mới, bạn nên bỏ thời gian ra để tìm hiểu về hoạt động của hệ thống truyền động bốn bánh trên chiếc xe hai cầu của mình.

Khả năng xe dẫn động toàn thời gian

Nếu xe của bạn có hệ thống dẫn động bốn bánh toàn thời gian (full time 4WD) thì bạn cần biết được xe có công tắc khóa vi sai trung tâm hay không. 

Các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian mà không có công tắc khóa vi sai trung tâm thì chỉ nên sử dụng trên đường đất, đường có lớp cát mỏng, có bùn lầy nhẹ mà thôi. 

Còn nếu xe của bạn có công tắc khóa vi sai trung tâm thì phạm vi hoạt động có thể mở rộng ra đến đường đất khá gập ghềnh, đường có lớp cát trung bình và có bùn lầy tương đối nhiều. 

awd-drive-mode.jpeg

Cần đọc kỹ hướng dẫn để hiểu xe mình hơn

Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem khi công tắc ở vị trí nào là khóa/mở, liệu có thể khóa vi sai trung tâm khi xe đang chạy hay phải dừng hẳn lại?

Khả năng xe dẫn động bán thời gian

Nếu xe của bạn có hệ thống truyền động bốn bánh bán thời gian (part time 4WD) thì bạn cần biết được cách chuyển từ chế độ truyền động hai bánh (2H) sang chế độ truyền động bốn bánh (4H hoặc 4L), hay còn gọi là gài cầu. Tùy theo loại xe, việc này có thể được thực hiện thông qua cần số của hộp số phụ (transfer case) hoặc bằng nút bấm trên bảng điều khiển của xe. Bạn cần đọc sách hướng dẫn xem khi cần số phụ/ nút bấm ở vị trí nào là 2H/4H/4L, liệu có thể gài cầu khi xe đang chạy hay phải dừng hẳn lại?

Bạn cũng nên kiểm tra xem bộ gài cầu trước là loại tự động hay gài bằng tay. Nếu bộ gài cầu trước là gài bằng tay thì khi chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh (4H hoặc 4L) bạn sẽ phải xuống xe để chuyển bộ gài cầu trước từ chế độ tự do (Free) sang chế độ khóa (Lock).

diff-locking-hubs.webp

khóa vi sai bằng tay

Khoảng sáng gầm và các góc

Đối với bất kỳ loại xe hai cầu nào, các thông số như khoảng sáng gầm xe (ground clearance), góc tiếp cận (approach angle) và góc thoát (departure angle), góc vượt đỉnh dốc (ramp breakover angle) đều rất đáng quan tâm.

Khoảng sáng gầm

Khoảng sáng gầm xe thường được đo từ bên dưới của bộ vi sai đến mặt đất. Đối với xe có bộ treo độc lập, khoảng sáng gầm xe sẽ giảm đi khi bánh xe leo qua chướng ngại vật. Xe có bộ treo phụ thuộc (cầu và vi sai gắn liền thành một khối) thì khoảng sáng gầm xe coi như được giữ nguyên khi bánh xe leo qua chướng ngại vật vì bộ vi sai cũng sẽ được nâng lên theo bánh xe. Hầu hết các xe hai cầu đều có khoảng sáng gầm xe trong khoảng 180 đến 250mm, và khoảng sáng gầm xe càng lớn thì khả năng vượt qua chướng ngại vật càng cao.

Jimny-khoang-sang-gam.jpg

Khoảng sáng gầm ảnh hưởng khả năng vượt chướng ngại vật. Ảnh: Suzuki

Góc tiếp cận

Góc tiếp cận là góc lớn nhất mà xe có thể tiếp cận chướng ngại vật mà không bị chạm phần mũi xe. 

Jimny-goc-tiep-can.jpg

Minh họa góc tiếp cận đạt tới 37 độ của Jimny. Ảnh: Suzuki

Góc thoát

Góc thoát là góc lớn nhất mà xe có thể rời chướng ngại vật mà không bị chạm phần đuôi xe. Hầu hết các xe hai cầu đều có góc tiếp cận và góc thoát từ 25 độ trở lên, và các góc này càng lớn thì khả năng tiếp cận và rời chướng ngại vật càng cao.

Jimny-goc-thoat.jpg

Minh họa góc thoát lên tới 49 độ của Jimny. Ảnh: Suzuki

Góc vượt đỉnh

Góc vượt đỉnh dốc là góc lớn nhất mà xe có thể leo qua chướng ngại vật mà không bị chạm phần giữa gầm xe. Góc vượt đỉnh dốc phụ thuộc vào khoảng sáng gầm xe ở phần giữa xe và chiều dài cơ sở của xe. Cùng một khoảng sáng gầm xe ở phần giữa xe, xe có chiều dài cơ sở ngắn hơn sẽ có góc vượt đỉnh dốc lớn hơn và có khả năng leo qua chướng ngại vật cao hơn.

Jimny-goc-vuot-dinh.jpg

Ảnh: Suzuki

Góc nghiêng xe

Góc nghiêng là góc tối đa mà người lái xe có thể đánh lái ngang dốc mà không bị lật. 

goc-nghieng.png

Tùy theo từng loại xe và trang bị như phuộc, lốp xe, giá nóc, khả năng chịu tải...mà nó ảnh hưởng đến khả năng chịu độ nghiêng của xe. Khi phần dưới của lốp trên dốc ngang với đỉnh của lốp dưới dốc tức là độ nghiêng của xe đang rất căng.

Dụng cụ hỗ trợ

Bạn luôn cần chú ý đến các góc độ của mình khi đi địa hình. 

Có rất nhiều ứng dụng di động có thể sử dụng tốt. Tuy nhiên, dân off-road có thể sử dụng một số công cụ như máy đo độ nghiêng, việc đọc góc lái cũng dễ hơn, và nhìn nó "pro" hơn.

máy đo độ nghiêng.webp

Máy đo độ nghiêng

(Xem tiếp)

Chia sẻ
Tags

Có thể bạn quan tâm