Cẩm nang off-road: Sử dụng các chế độ gài cầu

Kỹ thuật sử dụng chế độ 2 cầu, cách chuyển chế độ 2 cầu, khi nào dùng chế độ 4H, khi nào dùng chế độ 4L
Cẩm nang off-road: Sử dụng các chế độ gài cầu

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu những khái niệm cơ bản trước khi bắt đầu thực hành. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về điều kiện dùng xe 2 cầu khi thực nghiệm.

Nội dung này nằm trong chuỗi bài viết kỹ thuật sử dụng xe 2 cầu:

Chú ý: hướng dẫn trong loạt bài này chỉ có tính tham khảo cá nhân và đòi hỏi sự thực hành của bạn trước khi áp dụng. Tác giả không chịu trách nhiệm cho các thiệt hại về người và tài sản do việc áp dụng bất kỳ hướng dẫn nào trong loạt bài này.

Sử dụng khóa vi sai

Bộ vi sai được thiết kế để cho phép các bánh xe trên một trục di chuyển với các tốc độ khác nhau. 

Vi sai mở

Vi sai mở được sử dụng trên đường phẳng, không sử dụng để đi địa hình. Dòng mô-men xoắn trong bộ vi sai mở đi theo đường ít lực cản nhất. Nếu một bánh xe đang ở trên đường và bánh kia ở trong bùn, tất cả mô-men xoắn sẽ truyền đến bánh xe trong bùn.

Vi sai khóa

Khi khóa vi sai được gài vào, lực như nhau sẽ được phân bổ cho mỗi bánh xe, bất kể lực kéo của bánh xe như thế nào. Điều này đảm bảo rằng bất kỳ bánh xe nào có một chút lực kéo đều có thể thực hiện vai trò của mình để giúp xe di chuyển. 

Như đã đề cập ở phần trước, có hai cách khóa vi sai – khóa tay hoặc tự động – và tùy thuộc vào loại xe, khóa vi sai có thể chỉ ở trục sau (với vi sai trượt mở hoặc hạn chế trượt ở phía trước). Hoặc trong điều kiện đường khó, bạn có thể có khóa vi sai ở cả trục trước và trục sau. Bộ hãm trên cả hai trục đảm bảo cả bốn lốp đều có công suất như nhau, cho dù một lốp đang bị lún sâu, cả bốn lốp đều ở trong bùn hay hai lốp đang ở trên không.

Vi sai hạn chế trượt

Vi sai hạn chế trượt hoạt động rất giống với vi sai mở, ngoại trừ một điểm khác biệt lớn. Thay vì gửi 100% mô-men xoắn đến lốp có lực cản ít nhất, nó sẽ tự động gửi một số mô-men xoắn đến lốp có lực kéo nhiều nhất, giúp xe của bạn di chuyển về phía trước.

Khi nào cần sử dụng chế độ dẫn động bốn bánh (4H/4L)

Xe của bạn cần ở trong chế độ truyền động bốn bánh TRƯỚC KHI gặp các chướng ngại vật. Vì thế, nếu xe của bạn có bộ gài cầu trước là gài bằng tay thì bạn nên chuyển nó sang chế độ khóa ngay khi rời mặt đường nhựa. Như vậy, khi cần chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh thì bạn sẽ không phải ra khỏi xe và xoay bộ gài cầu (mà lúc này thì hầu như là xe của bạn lại đang ở trong vũng bùn hoặc lầy).

Bạn nên chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh (hoặc khóa vi sai trung tâm đối với xe truyền động bốn bánh toàn thời gian) khi mặt đường bắt đầu xấu, và khi bạn cho rằng các loại xe truyền động hai bánh sẽ gặp khó khăn. 

Kể cả khi chỉ gặp đường đất, chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh sẽ giúp cho bạn điều khiển xe dễ hơn và giảm mài mòn các bộ phận cơ khí của xe do đã chia đều lực kéo cho cả hai cầu.

Thao tác chuyển sang chế độ truyền động bốn bánh

Đối với các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian: Bạn cần khóa công tắc vi sai trung tâm (khi xe dừng hẳn lại hoặc đang chạy tùy theo loại xe của bạn).

Đối với các loại xe truyền động bốn bánh bán thời gian, cần gài cầu phụ sang 4H/4L và xoay bộ gài cầu sang chế độ khóa (nếu có)

Sử dụng chế độ cầu nhanh 4H

Sử dụng chế độ 4H (truyền động bốn bánh tốc độ cao) cho mặt đường đất, cát, cỏ, bùn lầy nhẹ, đá sỏi nhỏ. Việc gài cầu khi xe dừng hẳn lại hoặc đang chạy là tùy theo loại xe của bạn đang sử dụng.

4h-mode.png

Sử dụng chế độ cầu chậm 4L

Sử dụng chế độ 4L (truyền động bốn bánh tốc độ chậm) cho những bề mặt phức tạp như bùn lầy nhiều, cát sâu, đá to và lổn nhổn, độ dốc cao

Chế độ 4L giúp xe của bạn có thể bò từ từ trong khi động cơ làm việc ở dải tốc độ có mô-men lớn nhất (thông thường là 3-4000 v/p). Như thế lực kéo cho xe sẽ được tận dụng tối đa, và tốc độ chậm cũng giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển xe theo đúng hướng cần thiết.

Thêm một lý do để sử dụng chế độ 4L ở các địa hình phức tạp: Nó cho phép bạn có thể lựa chọn tỷ số truyền động phù hợp cho từng loại địa hình và độ dốc với biên độ nhỏ hơn khoảng 2 lần.

Ví dụ: Dùng số 2 ở 4H để xuống dốc nhưng lực hãm chưa đủ nên xe vẫn bị trôi, còn số 1 ở 4H thì lại gằn máy quá. Khi đó, nếu bạn dùng số 3 ở 4L thì tỷ số truyền động sẽ tương đương với số 1.5 ở 4H, giúp cho xe tự bò xuống dốc với tốc độ ổn định.

Một ví dụ khác: dùng 4H thì tốc độ lên / xuống dốc phù hợp cho các số 1-2-3-4-5 là 10-20-30-40-50 km/h, nhưng ở các địa hình khó, khi bạn dùng 4L thì tốc độ lên / xuống dốc phù hợp cho các số 1-2-3-4-5 sẽ là 5-10-15-20-25 km/h, nghĩa là bạn có thể kiểm soát lực kéo và tốc độ lên / xuống dốc chính xác hơn hẳn.

off-road-hill-climbing.jpg

Lưu ý khi sử dụng chế độ 2 cầu

Không sử dụng chế độ 2 cầu cho địa hình có bề mặt có độ bám cao như đường nhựa, bê tông.

  • Không được khóa công tắc vi sai trung tâm đối với các loại xe truyền động bốn bánh toàn thời gian.
  • Không gài cầu phụ sang 4H/4L đối với các loại xe truyền động bốn bánh bán thời gian.

Làm như vậy sẽ gây ra lực cản rất lớn lên toàn bộ hệ truyền động và có thể dẫn đến mài mòn các bánh răng và khó điều khiển xe.

Cài dây an toàn ngay khi bạn ngồi lên xe. Mặc dù tốc độ của xe hai cầu trên các địa hình xấu là thấp hơn so với trên đường nhựa nhưng dây an toàn giúp bạn không bị lắc mạnh khi vượt chướng ngại vật và giữ cho bạn được an toàn khi xe bị lật.

Để tránh bị thương do chấu của tay lái đập vào ngón tay cái khi bánh xe gặp chướng ngại vật (nhất là với các xe không có trợ lực tay lái), bạn cần nắm tay lái với ngón tay cái nằm DỌC theo vành tay lái chứ không nằm bên trong vành tay lái.

Bạn cũng không bao giờ nên (hoặc cho người khác) đứng ở trên xe khi đang di chuyển. 

cach dat tay tren volang.png

Bạn nên có thêm ít nhất 1 xe hai cầu đi cùng để trợ giúp khi cần thiết, mang theo dây kéo và móc kéo có khả năng chịu lực ít nhất là 4000 kg. Nên tìm hiểu xem có thể móc dây kéo vào chỗ nào có thể chịu được lực kéo khi xe bị sa lầy.

Bronco-High-Performance-Off-Road-Stability-Suspension-HOSS.jpg

Hệ thống truyền động bốn bánh có tác dụng giúp xe của bạn đi tốt hơn trên các địa hình phức tạp chứ không giúp xe của bạn DỪNG LẠI nhanh hơn. Thêm vào đó, trọng lượng và trọng tâm của xe hai cầu đều cao hơn hầu hết các xe du lịch có cùng công suất. Vì thế, bạn cần lái xe cẩn thận hơn và xử lý tình huống sớm hơn so với khi lái xe du lịch.

Xem tiếp Chọn lốp cho địa hình và áp suất lốp

Chia sẻ
Tags

Có thể bạn quan tâm