Xe điện có thực sự "xanh" và tiết kiệm chi phí như lời đồn?

Xe điện đã được hứa hẹn là một giải pháp khắc phục tình trạng tăng chi phí nhiên liệu, biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường.
Xe điện có thực sự "xanh" và tiết kiệm chi phí như lời đồn?

Trong thời gian gần đây, tư tưởng người tiêu dùng cũng đã có những thay đổi đáng kể khi xe điện ngày càng được phát triển mạnh hơn từ phía các hãng xe.

Theo số liệu thống kê thì xu hướng sử dụng xe điện ngày càng tăng, tính trên toàn cầu đã vượt mốc 10 triệu xe. Các nhà sản xuất ô tô cũng bổ sung các dịch vụ của họ từ động cơ đốt xăng sang xe điện với tốc độ nhanh như chớp, hứa hẹn sẽ có hàng triệu phương tiện chạy hoàn toàn bằng điện trong thập kỷ tới. Những con số đó cho thấy mức độ hấp dẫn rất lớn của xe điện. 

Xe điện được những người quan tâm đến môi trường coi là một yếu tố quan trọng trong việc chống lại sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và những tác động của nó đối với hành tinh. Nếu bạn vẫn còn do dự hoặc đang nghi ngờ về tác động môi trường và túi tiến của mình, việc bạn thắc mắc xe điện thực sự tốt và tiết kiệm là vấn đề dễ hiểu thôi. Vậy xe điện có giảm tác động đến đến môi trường không? giá cả phải chăng không? Câu trả lời là "có thể", chúng ta hãy thử tìm hiểu xem cụ thể như thế nào nhé.

Việc sở hữu một chiếc xe điện có thực sự giúp chúng ta tiết kiệm tiền?

Theo một báo cáo của ICF tại Mỹ dựa trên dữ liệu năm 2022, việc vận hành một chiếc xe điện "ít tốn kém hơn khoảng bốn lần so với việc lái một chiếc xe chạy bằng xăng trung bình". Công ty dẫn chứng chi phí  "19 xu mỗi dặm cho một chiếc xe chạy xăng so với 5 xu mỗi dặm cho việc lái xe điện". Những con số này có tính đến nhiều yếu tố, trong đó có ảnh hưởng lớn nhất là giá xăng trung bình, đã tăng trong thời gina qua. 

Mối tương quan là rõ ràng, chi phí để chạy một chiếc ô tô dùng xăng tăng lên khi giá xăng tăng, giá xăng trung bình có xu hướng tăng theo thời gian, và giá điện có mức tăng chậm hơn. 

sac-xe-dien.png

Tại Việt Nam, trong một buổi tọa đàm về xe điện năm ngoái, ông Trần Thế Trung, Hội người dùng ôtô điện Tập đoàn FPT cho biết: "Chi phí sử dụng chiếc VF e34 hàng tháng bao gồm từ 1 triệu đến 1,3 triệu đồng phí thuê pin, chi phí sạc dưới 600.000 đồng. Tổng chi phí dưới 2 triệu mỗi tháng. Tiền xăng hàng tháng cho chiếc Eco Sport trước đây là từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng, nên xét về chi phí nhiên liệu là tương đương. Tuy nhiên, xe điện không phát sinh chi phí bảo dưỡng trong thời gian sử dụng vừa qua, đỡ tốn kém hơn chiếc xe cũ".

Xét về tổng thể, chi phí sử dụng xe điện vẫn có ưu thế hơn xe xăng ở nhiều mặt.

Sạc xe điện vẫn phải dùng nguồn điện có ảnh hưởng đến môi trường?

Đây là một câu hỏi hay. Sạc xe điện bằng năng lượng "không sạch" không được coi như là một phần mục đích của xe điện không phát thải, đặc biệt là đối với nguồn nhiệt điện từ than đá. Các nhà nghiên cứu tại đại học MIT đã tổng hợp vô số yếu tố để minh họa tác động khí hậu của các phương tiện khác nhau, để đưa ra kết luận sạc xe điện sẽ không phải là vấn đề hoàn toàn trung hòa carbon. Trong tương lai, khi các nhà cung cấp điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, hoặc kết hợp giữa năng lượng tái tạo, giảm tối thiểu nhiên liệu hóa thạch thì việc sử dụng xe điện sẽ "sạch", thân thiện với môi trường hơn rất nhiều.

nang-luong-tai-tao-va-nang-luong-hoa-thach.jpeg

Theo New York Times có một bài báo chỉ ra rằng việc sạc và chạy xe điện tạo ra lượng khí thải ít hơn nhiều so với chạy ô tô đốt xăng. Để minh họa cho điểm này, tờ Times cho biết, một chiếc Chevy Bolt EV tạo ra "trung bình 189 gram Carbon Dioxide cho mỗi dặm lái xe trong suốt vòng đời của nó", trong khi một chiếc Toyota Camry chạy bằng xăng tạo ra 385 gram carbon dioxide mỗi dặm - và một Xe bán tải Ford F-150 có thể tạo ra tới 636 gram mỗi dặm.

Sản xuất xe điện có hại cho môi trường không?

Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng một số yếu tố của quá trình sản xuất xe điện, cụ thể là mua nguyên liệu để sản xuất bộ pin lithium-ion, có thể gây hại cho con người và Trái đất. Các nguyên tố đất hiếm như lithium và coban được sử dụng để tạo ra các loại pin này và việc khai thác chúng có thể tạo ra các sản phẩm phụ độc hại ảnh hưởng đến người lao động và cộng đồng. 

Các nhà sản xuất ô tô đã cam kết sẽ và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để loại bỏ tiến trình này, vì công nghệ pin hiện tại phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố đó. Các dòng pin thế hệ tiếp theo hứa hẹn sẽ sạc nhanh hơn và ít phụ thuộc vào các vật liệu có vấn đề hơn. 

pin-sodium-ion-bao-ve-moi-truong.jpeg

Một trong những giải pháp gần đây nhất chính là pin Sodium ion với thành phần chính là muối biển, khi giải pháp này được ứng dụng thực tế thì không chỉ có lợi cho môi trường mà giá thành pin của xe điện giảm nhẹ hơn rất nhiều.

Pin xe điện cũ có hại cho môi trường không?

Đây cũng là một câu hỏi quan trọng, đặc biệt là khi những chiếc xe điện đời đầu bắt đầu đi đến cuối vòng đời của chúng. Pin axít chì, có tỷ lệ tái chế cao một phần là bởi yêu cầu pháp lý, tới 99% chì trong pin ôtô được tái chế. Nhưng chúng tốn chi phí độc hại khi được xử lý trong những cơ sở tái chế không phù hợp. Pin đã sử dụng thường rơi vào tay những người tái chế chui bởi họ có thể thu mua giá cao hơn so với những người tái chế đúng luật, vốn phải chi trả chi phí sản xuất cao hơn. 

tai-che-pin-xe-dien.webp

Việc tái chế và phục hồi các nguyên tố quý giá trong pin Li-ion cũng đang trở nên phổ biến hơn.

Ngày càng có nhiều nhà sản xuất ô tô đang tích cực thiết kế pin EV có thể có "vòng đời thứ hai". Khi khả năng lưu trữ pin giảm sút khả năng lưu trữ xuống dưới 80%, nó không đủ tiêu chuẩn để vận hành trên đường, các nhà sản xuất sẽ lưu trữ năng lượng ở kho lưu trữ cố định và tái chế các pin không còn đủ tiêu chuẩn. Tại các trang trại năng lượng mặt trời, việc lưu trữ năng lượng có thể được sử dụng trong tối đa một lên đến hàng chục năm.

(Tổng hợp)

Chia sẻ
Tags

Có thể bạn quan tâm